Đắng miệng khi ngủ dậy là tình trạng không hiếm gặp ở nhiều người, ngoài việc cảm thấy khát nước sau 1 đêm dài, có không ít người cũng sẽ gặp tình trạng đắng miệng. Vậy thường xuyên gặp các triệu chứng đắng miệng khi ngủ dậy có nguy hiểm không? 

Tối ngủ bị đắng miệng là bệnh gì?

Gặp phải tình trạng tối ngủ bị đắng miệng, đa phần mọi người đều đổ lỗi cho áp lực công việc, ngủ không đủ giấc hoặc hút thuốc lá trong thời gian dài ngày.

Nhưng bạn đừng chủ quan, rất có thể cơ thể đang phát tín hiệu cầu cứu đó. 

Khoang miệng

Khoang mieng khong ve sinh dung cach de gay tinh trang dang mieng
Khoang miệng không vệ sinh đúng cách dễ gây tình trạng đắng miệng

Khoang miệng khi không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng đắng miệng và khô miệng khi đang ngủ khiến bạn tỉnh giấc hoặc sau khi thức dậy vào buổi sáng. 

Tình trạng này thường gặp và nghiêm trọng hơn với những người không có thói quen đánh răng trước khi đi ngủ, lượng thức ăn còn sót lại trong miệng sẽ sản sinh một lượng lớn vi khuẩn gây hôi miệng và đắng miệng vào sáng hôm sau.

Bên cạnh đó, nếu bạn bị các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, chảy máu chân răng cũng rất có thể bị đắng miệng ngay khi tỉnh giấc.

Dạ dày

Trao nguoc da day se dan den tinh trang dang mieng
Trào ngược dạ dày sẽ dẫn đến tình trạng đắng miệng

Ăn uống không điều độ, không khoa học, ăn quá no hoặc quá đói, ăn nhiều đồ cay nóng gây khó tiêu, tổn thương, dễ dẫn đến bệnh viêm loét niêm mạc dạ dày, đôi khi tình trạng trào ngược dạ dày sẽ xảy ra khi ngủ.  

Túi mật

Mật có nhiệm tham gia vào quá trình phân hủy chất béo đi qua tá tràng, mật dự trữ ở trong túi mật có vị đắng. Nếu mắc các bệnh liên quan đến túi mật chẳng hạn như: sỏi mật, viêm túi mật,… thì một phần dịch mật sẽ bị đào thải ra bên ngoài và tiết bất thường vào dạ dày bất cứ khi nào.

Do đó, khi gặp tình trạng này dịch vị trào ngược lên trên thực quản và miệng gây cảm giác đắng miệng.

Gan

Những người có gan nóng dễ bị ứ trệ nhiệt ẩm, túi mật bị ảnh hưởng do đó sẽ kéo quan gan bị tác động theo, gây tình trạng rối loạn chức năng gan mật.

Cùng với đó, nếu bị căng thẳng quá lâu mà không có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý dễ cáu giận, gan thận khí trệ và không hoạt động bình thường sẽ bị đắng miệng khi tỉnh giấc.

Do tổn thương thần kinh

Thần kinh điều khiển các bộ phận cũng như hoạt động của cơ thể, trong đó có cả vị giác. Việc tổn thương thần kinh cũng có thể gây nên một số thay đổi trong việc cảm nhận của vị giác.

Tổn thương thần kinh có thể do gặp các chấn thương về đầu hoặc bệnh bại liệt, bệnh động kinh, mất trí, đãng trí,…

Triệu chứng đắng miệng khi ngủ dậy

Cac trieu chung dang mieng thuong gap sau khi ngu day
Các triệu chứng đắng miệng thường gặp sau khi ngủ dậy

Các triệu chứng đắng miệng thường gặp khi ngủ dậy đó là sẽ cảm giác đắng xung quanh khoang miệng, khô miệng, khát nước, có mùi hôi và vị mặn ở nước bọt, một số sẽ cảm thấy bị ớn lạnh khi tình trạng này xảy ra.

Tình trạng này có thể gây mất tập trung, tự ti. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến vị giác, không cảm nhận được các hương vị trong món ăn.

Nguyên nhân đắng miệng khi ngủ dậy

Đắng miệng khi ngủ dậy thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:

Giảm tiết nước bọt, khô miệng, viêm lợi, viêm tuyến nước bọt, viêm đường hô hấp trên, nhiễm trùng răng,…

Sử dụng một số loại thuốc theo toa điều trị các bệnh về tim mạch, tâm thần có vị đắng như thuốc kháng sinh, lithium, thuốc hỗ trợ điều trị gout allopurinol, các loại thuốc sau khi được hấp thụ đào thải một phần qua nước bọt,…

Thuốc lá: đây là nguyên nhân chính xuất hiện ở những người hay hút thuốc và hút một lượng lớn, ảnh hưởng đến vị giác và có vị đắng trong miệng.

Trào ngược dịch vị dạ dày và dịch vị mật: Bệnh lý này gây một số phiền toái không nhỏ ở người mắc, trong đó phải kể đến tình trạng đắng miệng, khô miệng.

Các chị em đang trong quá trình mang thai đôi khi cũng cảm thấy bị đắng miệng khi ngủ dậy, do nội tiết trong cơ thể thay đổi dẫn đến ảnh hưởng vị giác.

Cách chữa đắng miệng khi ngủ dậy

An do an ho cam quyt se cai thien tinh trang dang mieng
Ăn đồ ăn họ cam quýt sẽ cải thiện tình trạng đắng miệng
  • Bạn nên thường xuyên đi khám định kỳ răng miệng 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý có liên quan.
  • Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và đúng cách: chải răng, lưỡi và lợi đúng cách, dùng chỉ nha khoa từ 3-4 lần/tuần để loại bỏ những thức ăn còn sót ở giữa các kẽ răng.
  • Uống đủ nước, hạn chế uống cà phê, trà, các loại nước có ga vì sẽ gây mất nước, lợi tiểu, rối loạn dạ dày, ruột.
  • Kiểm tra dạ dày: bạn cũng nên thường xuyên đi khám định kỳ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh về dạ dày.
  • Ăn các trái cây có họ cam quýt sẽ giúp kích thích sản sinh nước bọt và loại bỏ cảm giác đắng trong miệng.
  • Ăn các bữa nhỏ và hạn chế các đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, quá nhiều gia vị vì sẽ kích thích trào ngược dịch mật và dịch vị.
  • Sử dụng ít nhất một muỗng cà phê quế hoặc đinh hương vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn, nhai kẹo bạc hà hương cam quýt cũng giảm tình trạng đắng miệng rất tốt.
  • Dùng các loại vitamin, khoáng chất, lưu ý bạn nên dùng theo chỉ định của bác sĩ tránh tự ý dùng sẽ gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Kết bài

Trên đây là những chia sẻ về tình trạng đắng miệng sau khi ngủ dậy, nếu bạn mới gặp tình trạng này cũng không nên chủ quan tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có một cái nhìn khác về bệnh đắng miệng để có cách phòng tránh và khắc phục tốt nhất nhé!

Author duynguyen

Comments (1)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.